09/01/2024 Vietnam, Delta del Mekong
“If you ever come across anything suspicious like this item, please do not pick it up, contact your local law and/or enforcement agency for assistance”.
Công tác thu gom bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh được Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo các đơn vị thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và phương tiện. Hiện nay, bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh bị vùi lấp với số lượng khá lớn. Tỉnh Đồng Tháp có diện tích đất ô nhiễm bom, mìn khoảng 76.517ha, chiếm 23,33% diện tích đất toàn tỉnh. Các ngành, cấp, địa phương cùng các cơ quan chức năng đã tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân khi phát hiện bom, mìn, vật liệu nổ cần thông báo ngay cho cơ quan quân sự gần nhất để được thu gom, xử lý kịp thời, tuyệt đối không tự ý xử lý. Thượng tá Hồ Sỹ Sáng – Phó Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, cho biết: “Đảng ủy Bộ CHQS tỉnh phối hợp cùng Phòng Công binh của Quân khu 9 xác định 23% diện tích toàn tỉnh ô nhiễm bom, mìn nặng chủ yếu ở các huyện: Tháp Mười, Châu Thành, Tam Nông. Đồng thời phối hợp với các phòng, ban, ngành tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh cho người dân nắm, phòng tránh. Qua tuyên truyền, đa số người dân nâng cao nhận thức về tác hại của bom, mìn và tạo tâm lý an tâm lao động, sản xuất”. Bộ CHQS tỉnh phối hợp tốt với các cơ quan Quân sự, chính quyền địa phương trong việc tiếp nhận, thu gom, quản lý, tiêu hủy bom, mìn, vật liệu nổ theo quy định. Theo ước tính đến nay, trên địa bàn tỉnh, các cơ quan chức năng đã tiến hành thu gom trên 50 tấn bom, mìn, đạn pháo còn sót lại sau chiến tranh và tiêu hủy khoảng 7 tấn đạn pháo các loại. Huyện Tháp Mười là địa phương xác định nhiều đạn pháo, vũ khí sau chiến tranh còn trong lòng đất, với diện tích bị ô nhiễm trên 11.000ha. Thời gian qua, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân nội dung liên quan đến phát hiện, xử lý tình huống khi gặp bom, mìn, vật liệu nổ. Năm 2023, người dân phát hiện thông báo cho lực lượng chức năng tổ chức thu gom và làm rào chắn bảo vệ 11 đầu đạn các loại. Gần đây, đoạn bờ kênh Nguyễn Văn Tiếp thuộc ấp Mỹ Thị B, xã Mỹ An do sạt lở đất bờ sông, đầu đạn Cối 60 nhô lên mặt đất, người dân tình cờ phát hiện, thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan Quân sự tổ chức thu gom an toàn. Anh Nguyễn Văn Cẩn ngụ xã Mỹ An, huyện Tháp Mười, cho biết: “Khi đi câu cá, tôi thấy vật có màu vàng vàng nhô trên mặt đất nghi là bom, mìn, tôi thông báo cho Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Mỹ An đến kiểm tra để xử lý an toàn”. Cũng trong năm 2023, bà Phan Thị Hợp ngụ Ấp 4, xã Tân Kiều trong khi đào ao đã phát hiện một đầu đạn bị rỉ sét. Bà Hợp ý thức được mức độ nguy hiểm nên kịp thời thông báo với chính quyền địa phương xử lý. Ông Lê Văn Mua – Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Mỹ An, huyện Tháp Mười, cho biết: “Thời gian qua, một số hộ dân làm vườn, đào ao nuôi cá đã phát hiện khoảng 6 đầu đạn. Địa phương phối hợp với Ban CHQS huyện tiến hành xử lý triệt để, an toàn. Đối với Ban CHQS xã, thường xuyên tham mưu UBND xã tuyên truyền cho Nhân dân hiểu biết vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để khi phát hiện thì kịp thời báo ngay cho cơ quan Quân sự xử lý an toàn cho người dân”. Ngoài việc kịp thời rà phá, thu gom xử lý bom, mìn, vật liệu nổ, các địa phương trên địa bàn tỉnh còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân nhằm nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn và khi phát hiện cần báo ngay cho ngành chức năng xử lý. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, kiểm soát xử lý tình trạng thu gom, tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép bom, mìn, vật liệu nổ. Qua đó góp phần giảm thiểu tai nạn bom, mìn có thể xảy ra. DƯƠNG ÚT – QUỐC HƯNG
Photo-Source: baodongthap.vn
Tuy đã trải qua thời gian dài vùi sâu dưới lòng đất nhưng chúng vẫn cực kỳ nguy hiểm, có thể phát nổ và gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân bất cứ lúc nào.
Dear editors, Biography of a bomb is aimed at highlighting the danger caused by unexploded bombs. Moreover, the most important aspect is that we work completely non profit, what drives us is raising awerness about this topic. We make use of your pictures and articles, but we need them to put a context in how findings are done. We trust in your understanding. We will (and we always do) cite the source and the author. We thank you for your comprehension.