07/04/2022 Vietnam
“If you ever come across anything suspicious like this item, please do not pick it up, contact your local law enforcement agency for assistance”
Là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, trong nhiều năm qua Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân của bom mìn.
Còn 5,6 triệu ha đất đai bị ô nhiễm bom, mìn
Ước tính hiện nay số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam khoảng 800 nghìn tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm bom mìn khoảng 6,1 triệu ha chiếm 18,82 % tổng diện tích của cả nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Hiện cả nước có trên 7 triệu người khuyết tật, trong đó có hàng triệu người là nạn nhân bom mìn và bị phơi nhiễm chất độc hoá học da cam/ dioxine. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40 nghìn người bị chết, 60 nghìn người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Tại một số tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi có trên 22.800 người là nạn nhân do vướng bom mìn trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, trong đó có 10.540 người chết và 12.260 người bị thương. Giai đoạn 2010 – 2020, toàn quốc đã triển khai khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ được 485.000 ha (trung bình đạt gần 50.000 ha/năm, tăng 35% so với giai đoạn trước) với ngân sách dành cho công tác rà phá bom mìn là 12.614 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trong nước 10.417 tỷ đồng, ngân sách viện trợ không hoàn lại trực tiếp của nước ngoài là 2.197 tỷ đồng (tương đương 95,5 triệu USD). Tính đến nay, diện tích ô nhiễm bom mìn đã giảm xuống còn 5,6 triệu ha đất đai, tương đương 17,71% diện tích. Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo, Bộ Quốc phòng – Cơ quan thường trực đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức điều tra, khảo sát, lập Bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc và tổ chức công bố số liệu vào tháng 4/2018, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Giai đoạn 2010 – 2020, công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam đã đạt được những thành công quan trọng. Đó là xây dựng được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất, làm cơ sở chắc chắn cho quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Đã tiến hành khảo sát, rà phá được gần 500.000 ha đất; công bố Bản đồ ô nhiễm bom mìn toàn quốc; hỗ trợ hơn 5.000 nạn nhân và các đối tượng liên quan; tổ chức giáo dục nguy cơ cho hơn 3 triệu người dân và học sinh. Qua 10 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn, đã huy động được gần 13.000 tỷ đồng, trong đó huy động từ các tổ chức quốc tế gần 100 triệu USD.
Tăng cường hỗ trợ nạn nhân bom, mìn
Bên cạnh công tác rà phá, khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ nạn nhân bom, mìn. Tháng 10/2014, Việt Nam đã phê duyệt Công ước người khuyết tật và ban hành các khuôn khổ pháp lý về người khuyết tật, trong đó có trợ giúp nạn nhân bom mìn, góp phần đảm bảo cho nạn nhân bom mìn có quyền bình đẳng tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội, được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, tạo công ăn, việc làm, tiếp cận các hoạt động văn hóa – xã hội, công trình công cộng, các phương tiện giao thông, công nghệ thông tin phù hợp với từng dạng tật và mức độ khuyết tật, không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của các nạn nhân bom mìn. Đến nay, có khoảng 3,4 triệu đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 1,1 triệu người khuyết tật nặng; 100% người khuyết tật nặng là nạn nhân bom mìn được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, gia đình nạn nhân bom mìn thuộc diện khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng 1 định xuất nuôi dưỡng, chăm sóc. Ngân sách nhà nước chi trợ giúp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ mai táng phí cho đối tượng theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP khoảng 23.675 tỷ đồng/năm. Hiện nay, các tỉnh, thành phố triển khai Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, trong đó có 18 tỉnh triển khai toàn bộ tại các huyện, các xã. Bên cạnh đó, hệ thống bệnh viện, trung tâm, các cơ sở chuyên khoa và các khoa phục hồi chức năng tiếp tục được đầu tư củng cố và phát triển từ Trung ương đến địa phương. Đến nay, 63 tỉnh, thành phố có bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng, 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng; đối với tuyến huyện hiện nay hầu hết đều có các tổ, khoa phục hồi chức năng lồng ghép với khoa Nội hoặc Y học cổ truyền, cung cấp được nhiều dịch vụ phục hồi chức năng, chủ yếu là vật lý trị liệu đối với người khuyết tật và nạn nhân bom mìn. Hiện ngành Lao động – Thương binh và Xã hội có 5 Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, Cần Thơ, và thành phố Hồ Chí Minh; 3 Trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật, nạn nhân bom mìn tại Thụy An – Ba Vì (Hà Nội), thành phố Hồ Chí Minh và Phú Thọ. Năm 2021, Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã hỗ trợ dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho 6.447 người khuyết tật đặc biệt khó khăn, sàng lọc cho 8.000 trẻ dưới 6 tuổi và cho 25.000 người nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, 810.000 bà mẹ mang thai đạt 58% được khám sàng lọc trước sinh, sàng lọc 494.000 trẻ sơ sinh đặt 40% trẻ sinh ra. Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn trong cả nước đã tiến hành xác định, phân loại, xếp hạng và cấp thẻ cho người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và khuyết tật nhẹ, bao gồm nạn nhân bom mìn, chất độc hóa học. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh nói chung và khắc phục hậu quả bom mìn nói riêng ở Việt Nam, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 504 xác định tiếp tục huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển, hoàn thiện hệ thống dữ liệu bom mìn quốc gia…Đồng thời, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 504 cũng xác định, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn; triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án rà phá bom mìn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an toàn cho nhân dân với khối lượng đạt khoảng 500 nghìn hec-ta đất đai; tăng tốc độ rà phá bom mìn đạt khoảng 75 nghìn héc-ta/năm (tăng khoảng 50% so với trước đây), nhất là ở những khu vực trọng điểm, những vùng ô nhiễm nặng, có nguy cơ mất an toàn cao… Đầu tư, triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ nạn nhân, ưu tiên tại các vùng bị ô nhiễm nặng; tổ chức cứu chữa kịp thời nạn nhân do bom mìn gây ra; đồng thời, chủ động hỗ trợ sinh kế cho người dân đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển bền vững. NGUYỄN SÍU
Tuy đã trải qua thời gian dài vùi sâu dưới lòng đất nhưng chúng vẫn cực kỳ nguy hiểm, có thể phát nổ và gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân bất cứ lúc nào.
Dear editors, Biography of a bomb is aimed at highlighting the danger caused by unexploded bombs. Moreover, the most important aspect is that we work completely non profit, raising awerness about this topic is what drives us. We apologize if we make use of pictures in yours articles, but we need them to put a context in how findings are done. We will (and we always do) cite source and author of the picture. We thank you for your comprehension.